Soạn văn Vào phủ chúa Trịnh của cô giáo Minh Lý chuyên văn
Soạn văn Vào phủ chúa Trịnh của cô giáo Minh Lý chuyên văn
Hướng dẫn
Vào phủ chúa Trịnh phản ánh được cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh, qua đó thể hiện được cái nhìn phê phán của tác giả Lê Hữu Trác đối với cuộc sống xa hoa sang trọng nơi phủ chúa nhưng không có chút sinh khí nào. Soạn văn Vào phủ chúa Trịnhsẽ là nguồn tham khảo thú vị cho quá trình tìm hiểu tác phẩm của người học.
I. Tìm hiểu về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Câu 1. Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những ghi nhận, cách nhìn này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
Trả lời
*Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả chi tiết từ bên ngoài vào bên trong:
– “Đi vài trăm bước, qua mấy lần cửa mới đến cái điếm”
– Nhiều lính “canh giữ nghiêm nhặt”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng,…”
– “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”
– Nhiều đồ có giá trị xa hoa như “quyền bổng, mâm vàng, sập vàng,…”
* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cũng vô cùng xa hoa, tao nhã của bậc vua chúa
– Có lệnh mới được vào phủ chúa, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng,…”
– “người có việc quan, qua lại như mắc cửi”
– Thế tử còn nhỏ tuổi mà mọi người già trẻ lớn bé phải cung kính cúi lạy
– Không được phép thấy mặt chúa mà chỉ thông qua quan lại nhận lệnh,…
* Những ghi nhận, cách nhìn này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa:
– Cách nhìn bao quát, tỉ mỉ, chi tiết cuộc sống nơi phủ chúa, toát lên được xự xa hoa, quyền uy phủ chúa Trịnh.
– Thêm thắt những suy nghĩ, bình luận, nhận xét của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa: Lê Hữu Trác đã thể hiện được thái độ của bản thân một cách vô cùng kín đáo về cuộc sống nơi phủ chúa tuy xa hoa đầy đủ nhưng lại không có chút sinh khí nào cả.
Câu 2. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm?
Trả lời
Những chi tiết trong đoạn trích được cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm đó là:
– Thế tử còn nhỏ tuổi ngồi trên sập vàng mà mọi người già trẻ lớn bé đều phải cung kính cúi lạy, làm mọi cách để thái tử cười.
– Sự tù túng, ngột ngạt của chốn thâm cung “Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy…”
-> Sự xa hoa lộng lẫy nơi phủ chúa, nhưng lại tù túng thiếu sức sống đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tử Trịnh Cán
Bài liên quan đến tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh:
>>Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh hay nhất 2017 3
>>Giới thiệu về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác
>>Giới thiệu về Lê Hữu Trác – tác giả của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
>>Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác
Câu 3. Cảnh chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cũng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
Trả lời
Cảnh chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cũng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu người thầy thuốc này:
Thứ nhất, đó chính là phẩm chất của người thầy thuốc:
– Ông định chữa bệnh nhưng lại chữa không dứt điểm cho thế tử nhưng lại cảm thấy như vậy là trái với đạo đức của lương y
– Ông quyết định chữa bệnh có thể tử Cán, dù cách chữa có hơi khác nhưng ông luôn bảo vệ chính kiến của bản thân
Thứ hai, đó là vốn kiến thức cả về chiều sâu và chiều rộng của Lê Hữu Trác
– Lê Hữu Trác là người có nhiều kinh nghiệm, trí thức uyên bác
– Là vị lương y có đạo đức nghề nghiệp, không màng đến danh lợi, coi trọng sự đơn giản, cuộc sống tự do tự tại
Câu 4. Theo anh (chị) bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
Trả lời
Bút pháp kí sự của tác giả có nhiều nét đặc sắc:
– Bút pháp kí sự tinh tế, chi tiết qua cái nhìn đầy tỉ mỉ, cạn kẽ của tác giả: thể hiện qua cách miêu tả cảnh quan phủ chúa từ trong ra ngoài, các chi tiết bên trong phủ chúa,…
– Tất cả đều được tác giả ghi chép, kể lại một cách rất xác thực: sự xa hoa nơi phủ chúa,..
– Cách kể chuyện cuốn hút, thêm thắt những suy nghĩ của bản thân trong lúc kể, tạo nên tính hóm hỉnh cũng như thể hiện thái độ của tác giả với cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa nhưng lại tù túng thiếu sức sống,…
II. Luyện tập
Theo Nhungbaivanhay.vn